Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

7 liệu pháp ngâm chân tốt cho sức khỏe

Mỗi ngày dành một chút thời gian để ngâm chân rất tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp bàn chân luôn sạch sẽ và không bị nứt nẻ. Dưới đây là 7 phương pháp bạn có thể áp dụng để chăm sóc đôi chân hàng ngày


.Ngâm chân với gừng tươi
Trong đông y, gừng là vị thuốc mang tính ấm, có tác dụng trừ hàn, giải cảm và rất hiếm tác dụng phụ. Theo y học hiện đại gừng có tác dụng kích thích mao mạch, cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất. Người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay có thể ngâm chân với gừng tươi.

Cách làm
Dùng khoảng 20-30gam gừng tươi, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.
Không nên ngâm ngập mắt cá chân sẽ không tốt, thậm chí có thể khiến cho bệnh còn nặng hơn. Nếu bạn đều đặn ngâm chân với gừng sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng lạnh tay chân
2. Ngâm chân với ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc mang tính ấm, vị đắng không có độc tính. Nó có tác dụng hồi dương khí, giải hàn, cầm máu, an thai. Dùng ngải cứu ngâm chân có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mãn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm.

Cách dùng
Dùng khoảng 30-50gam ngải cứu tươi, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lã cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Chú ý cũng không được ngâm quá mắt cá chân.

3. Ngâm chân với vỏ quế và hoa tiêu
Vỏ quế và hoa tiêu đều là loại hương liệu rất dễ mua, dùng quế và hoa tiêu ngâm chân có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng. Phù thũng có liên quan đến chức năng bài tiết của thận.

Ban đầu các triệu chứng thường xuất hiện ở một số bộ phận như mí mắt, khuôn mặt hay mắt cá chân. Biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dạy, dùng ngón tay ấn vào những chỗ đó có thể để lại vết trũng.
Cách làm
Nếu thấy những triệu chứng trên bạn có thể dùng 15gam vỏ quế và hoa tiêu cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lã cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được.
Chú ý cũng không được ngâm quá mắt cá chân. Nếu kiên trì ngâm hàng ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra trong trường hợp này bạn cũng có thể ngâm chân bằng nước gừng vì có thể giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
4. Ngâm chân với hoa hồng
Hồng hoa là loại dược liệu thường thấy trong thuốc phụ khoa, có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau. Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá có nhiều người thường bị chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ, nên dùng hồng hoa ngâm chân từ mùa thu, sẽ có tác dụng phòng ngừa rất tốt triệu chứng trên.

Cách làm
Lấy 10-15gam hồng hoa cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, đổ cả nước và bã ra chậu, pha thêm nước lã cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được.
Chú ý cũng không được ngâm quá mắt cá chân. Chỉ cần bạn kiên trì sẽ trị được chứng tê cóng và nứt nẻ chân. Nếu dùng 30-50 gram ngải cứu khô và 10-15gam hồng hoa đun nước ngâm chân thì còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng cong phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.
5. Ngâm chân với giấm
Theo trang Hạnh phúc gia đình, bạn lấy khoảng 200ml nước giấm (bạn có thể mua giấm bán sẵn trong các chai ở siêu thị, loại giấm dùng trong pha chế nấu ăn hàng ngày), pha cùng với nước ấm 4o độ C, cho thêm một thìa muối to vào và ngâm trong khoảng 30 phút.

Ngoài ra trong nước ngâm chân bạn có thể cho thêm chút gừng để cả vỏ và giã nát ra cũng rất tốt, bởi tinh dầu trong gừng giúp lưu thông máu, cải thiện các bệnh về xương khớp.
6. Ngâm chân với nước muối
Theo trang Sức khỏe & Gia đình, phương pháp ngâm chân với nước nóng (nhiệt độ tốt nhất từ 40-50 độ C) và muối hột là một trong những cách đơn giản để chăm sóc tốt nhất cho đôi chân, đặc biệt là với người trung tuổi.

Dùng nước nóng ngâm, rửa chân chính là cách để tạo một kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Đừng bỏ qua phương pháp này vì những tác dụng tuyệt vời của nó:
7. Ngâm chân với lá 
 Lá lốt có tác dụng trị chứng đổ mồ hôi tay chân
Cách làm
Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm  hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

SƯU TẦM



0 nhận xét:

Đăng nhận xét